Sửa ngày: 2023-10-23 20:37:38
Ngày ký: 28/8/2023
Người đăng: mamnonthanhmy
Tên file: 889-PGD-Ke-hoach-BDTX-tu-NH-2023-2024.pdf
Kích thước: 1.06 MB
Tải về
UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________________________________________________________
Số: /KH-PGDĐT
Tháp Mười, ngày tháng 8 năm 2023 KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông kể từ năm học 2023 – 2024
Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Chương trình BDTX giáo viên mầm non;
Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Chương trình BDTX giáo viên phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Chương trình BDTX cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế BDTX giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) và GV trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX);
Thực hiện theo công văn số 1128 ngày 9 tháng 8 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên từ năm học 2023 – 2024.
Phòng GDĐT huyện Tháp xây dựng Kế hoạch BDTX cho GV, CBQL các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT) kể từ năm học 2023 – 2024, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU BỒI DƯỠNG
– Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
2
– Đảm bảo cho tất cả GV, CBQL đều tham gia BDTX với ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng và lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG Tất cả GV, CBQL đang công tác và giảng dạy tại các cơ sở GDMN, GDPT, trong phạm vi toàn huyện.
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1. Giáo dục mầm non
a) Chương trình bồi dưỡng 01 – Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học GDMN (đối với GV), cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non (đối với CBQL) áp dụng trong cả nước. – Theo từng năm học, Bộ GDĐT quy định cụ thể các nội dung bồi dưỡng về chủ trương, chính sách phát triển GDMN, chương trình GDMN, các hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDMN, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở GDMN. *Lưu ý: Các đơn vị nghiên cứu tài liệu BDTX của BGD ban hành hàng năm để lựa chọn nội dung học. b) Chương trình bồi dưỡng 02 – Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển GDMN (đối với GV), cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển GDMN (đối với CBQL) theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. – Theo từng năm học, Sở GDĐT quy định cụ thể các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDMN của địa phương, thực hiện chương trình GDMN, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch BDTX (nếu có). Dự kiến các nội dung như sau: + Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ trong cơ sở GDMN. + Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở GDMN. + Bồi dưỡng CBQL và GVMN hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ mầm non sẵn sàng vào học lớp 1. + Tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở GDMN. + Phát triển năng lực công nghệ số cho CBQL và GVMN. + Các văn bản chỉ đạo của Ngành về GDMN. + Tập huấn tháo gỡ những định kiến về giới và chuẩn mực xã hội đang cản trở việc tiếp cận giáo dục công bằng, đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật và trẻ em thiệt thòi do dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục công lập. +Tập huấn về nhận thức ASEAN hiện nay, năng lực tích hợp các kỹ năng sống xanh, kỹ năng tình cảm xã hội, kỹ năng chuyển đổi và năng lực số cho trẻ
3
mầm non, học sinh, đặc biệt là thúc đẩy kỹ năng cho trẻ em gái trong tương lai hội nhập ASEAN. + Tập huấn về xây dựng và tổ chức các phương án dạy học ứng phó khẩn cấp với thiên tai, dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện kinh tế của địa phương của nhà trường, của gia đình học sinh.
c) Chương trình bồi dưỡng 03 – Nội dung chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm (đối với GV), bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo yêu cầu vị trí việc làm (đối với CBQL), kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. – GV và CBQL cơ sở GDMN tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành (đối với GV), nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường (đối với CBQL). – Hằng năm Phòng GDĐT căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu, đề xuất của các trường sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện BDTX phối hợp với trường Đại học sư phạm Đồng Tháp và tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý theo quy định.
2. Giáo dục phổ thông Chương trình BDTX GV cơ sở GDPT thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm: a) Chương trình bồi dưỡng 01 – Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của GDPT. – Theo từng năm học, Bộ GDĐT quy định cụ thể các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT, chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT (đối với GV và CBQL), kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở GDPT (đối với CBQL). b) Chương trình bồi dưỡng 02 – Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển GDPT theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. – Theo từng năm học, Sở GDĐT quy định cụ thể các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDPT của địa phương, thực hiện chương trình GDPT, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch BDTX (nếu có). Dự kiến các nội dung như sau: +Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học. + Công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học. + Tổ chức Thao, Hội giảng chuyên môn tổ chức dạy học các môn học thực hiện Chương trình GDPT 2018.
4
+ Tập huấn ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ GDĐT về ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. + Tập huấn STEM, Tập huấn quản lý Giáo án điện tử, tập huấn lựa chọn SGK lớp 9, tập huấn sử dụng SGK lớp 9…… c) Chương trình bồi dưỡng 03 – Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp (đối với GV), năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường (đối với CBQL) theo yêu cầu vị trí việc làm. – GV và CBQL cơ sở GDPT tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm (đối với GV), nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường (đối với CBQL). Số lượng mô đun tự chọn hằng năm thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. – Hằng năm Phòng GDĐT căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu, đề xuất của các trường sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện BDTX phối hợp với trường Đại học sư phạm Đồng Tháp và tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý theo quy định.
IV. THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG 1. Mỗi GV, CBQL thực hiện Chương trình BDTX đảm bảo thời lượng 120 tiết/năm học, bao gồm: – Chương trình bồi dưỡng 01: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học); – Chương trình bồi dưỡng 02: Khoảng 01 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học); – Chương trình bồi dưỡng 03: 01 tuần/năm học (40 tiết/năm học). 2. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học, các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 01 và Chương trình bồi dưỡng 02 phù hợp nhưng không thay đổi thời lượng Chương trình bồi dưỡng 03, đảm bảo Chương trình BDTX bắt buộc trong năm học của mỗi GV, CBQL là 120 tiết/năm. 3. Căn cứ Chương trình bồi dưỡng 03, GV, CBQL cơ sở giáo dục tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của cá nhân trong từng năm đảm bảo thời lượng theo quy định. V. LOẠI HÌNH BỒI DƯỠNG 1. Tập trung Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn GV, CBQL tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của GV, CBQL trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho GV, CBQL có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành. Thời lượng, số lượng GV, CBQL tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục
5
đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX. 2. Từ xa Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho GV, CBQL bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX. 3. Bán tập trung Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX GV và CBQL. VI. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế. 2. Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 (mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên. 3. Xếp loại kết quả a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định . b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định nêu trên. 4. Công nhận kết quả BDTX a) Giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành các khóa bồi dưỡng trong năm học theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư số 17/2022/TT-BGDĐT thì được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.”. b) Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý 5. Hồ sơ lưu BDTX
– Đối với cá nhân: Kế hoạch BDTX của cá nhân; bài thu hoạch; bài tập nghiên cứu; các báo cáo theo từng mô đun (nếu có),…
– Đối với tập thể (trường, tổ chuyên môn): Kế hoạch BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục Đào tạo
6
– Tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. – Chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX thực hiện nhiệm vụ sau: + Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn. + Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX. – Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý. – Căn cứ vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo và kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm; – Tổng hợp hồ sơ về kết quả BDTX và đề nghị về Sở GDĐT công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX hằng năm. Thời gian gửi trước ngày 31 tháng 5 hằng năm . 2. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trong và ngoài công lập, cơ sở giáo dục phổ thông. – Căn cứ vào hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GDĐT và kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo vào 30 tháng 5 hằng năm. – Phê duyệt kế hoạch BDTX trước ngày 31 tháng 5 hằng năm , cụ thể: + Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch BDTX của giáo viên, phó hiệu trưởng. + Lãnh đạo phòng GDĐT phê duyệt kế hoạch BDTX của hiệu trưởng. ( Riêng kế hoạch BDTX của hiệu trưởng năm 2023-2024 gửi về phòng GDĐT phê duyệt chậm nhất ngày 15/9/2023) – Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên. – Báo cáo kết quả về Phòng GDĐT theo quy định Thời gian gửi trước ngày 30 tháng 5 hằng năm (mẫu báo cáo, danh sách đề nghị công nhận kết quả BDTX đính kèm ). (qua Phòng HCTH email: ttmphuong.dongthap@moet.edu.vn) vào ngày 30 tháng 5 hằng năm 3. Giáo viên – Căn cứ vào nhu cầu về mô đun bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và hướng dẫn của cơ sở giáo dục nơi đang công tác; giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân trình hiệu trưởng phê duyệt trước ngày 31 tháng 5 hằng năm. – Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân theo năm học, thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đã được phê duyệt và các quy định về bồi dưỡng thường xuyên của các cơ quan quản lý giáo dục.
7
– Tham gia tích cực, đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng do nhà trường, Phòng GDĐT, Sở GDĐT, Bộ GDĐT tổ chức. Hoàn thành các bài báo cáo, bài kiểm tra đúng quy định. – Báo cáo tổ, khối chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. VII. KINH PHÍ Kinh phí bồi dưỡng thường xuyên được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Trên đây là Kế hoạch BDTX GV, CBQL cơ sở GDMN, GDPT kể từ năm học 2023 – 2024, Phòng GDĐT yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện BDTX cho GV, CBQL theo kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các đơn vị báo cáo với Phòng GDĐT (Tổ HCTH – Cô Trần Thị Minh Phương) để có hướng khắc phục kịp thời./.
Nơi nhận: – Các trường MN; TH; THCS; TH&THCS; – Lãnh đạo phòng; – Lưu: VT, HCTH (Ph).
TRƯỞNG PHÒNG
Ngô Thanh Sang