XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM NH 2017 – 2018

Môi trường giáo dục theo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của trường Mầm Non Thanh Mỹ”

Trong năm học 2017-2018 trường Mầm non Thanh Mỹ, Huyện Tháp Mười, Đồng Tháp thực hiện công văn số 27 PGD&ĐT-NV ngày 12 tháng 1 năm 2018 về việc tổ chức cuộc thi “ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non năm học 2017-2018.

Qua kết quả hội thi và thực hiện chuyên đề “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Môi trường giáo dục Trường Mầm Non Thanh Mỹ bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đã đạt được những hiệu quả đáng kể . Cả hai môi trường này đều rất quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ..

*Môi trường trong lớp học:

          Trong lớp học không thể thiếu các góc chơi cho trẻ, do đó các lớp học giáo viên đã bố trí tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh.Sắp xếp phù hợp gần gũi trẻ.

-Nhà trường đã  gợi mở cho giáo viên bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động yên tỉnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện bố trí yên tỉnh gần cửa sổ.

-Các góc hoạt động có ranh giới rỏ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát và giám sát toàn bộ hoạt động của trẻ.

-Tên và ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, viết theo qui định trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

-Các góc phải được bày biện hấp dẫn có đồ chơi và học liệu phù hợp với địa phương đồng thời BGH trường hổ trợ cho giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và thu hút trẻ tham gia hoạt động tích cực cũng như tạo cơ hội để trẻ khám phá trải nghiệm.

-Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu bố trí gọn gàng  ngăn nắp và để ở nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề  hoạt động và hứng thú của trẻ.

Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu luôn đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí trẻ mầm non.

*Môi trường ngoài lớp học:

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì thế nhà trường đã thực hiện được các nguồn xã hội hóa giáo dục từ các bậc phụ huynh học sinh để tạo nên các khu vui chơi cho trẻ chơi như khu vui chơi vận động, vườn thiên nhiên, uốn vòm cây và ngôi nhà của bé. Bể chơi với cát nước… Các khu vực vui chơi ngoài trời có nhiều đồ chơi học liệu, trang thiết bị ở các khu vui chơi đều đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.

Qua đó trẻ được tự do tìm tòi khám phá, được hòa mình vào thế giới tự nhiên, trẻ có nhiều cơ hội trong hoạt động phát triển các tố chất vận động. Chính vì thế từ khi nhà trường thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đã gặt hái nhiều thành công như sau: Trẻ được học mà chơi, chơi mà học, trẻ được thỏa mản nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện đồng thời tạo nên mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn xung quanh.

Nhờ có sự đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của giáo viên và tất cả các bậc phụ huynh học sinh quan tâm đến việc tập trung xây dựng môi trường vật chất bên trong và ngoài lớp học. Năm học 2017-2018 đơn vị Mầm non Thanh Mỹ hưởng ứng và tham gia phong trào hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy  trẻ làm trung tâm tại đơn vị đạt được giải III cấp huyện. Nhà trường tiếp  tục phấn đấu duy trì và thực hiện tốt chuyên đề theo lộ trình xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016-2020 và  những năm học tiếp theo.